Chùa cầu Hội An : 100% du khách check-in khi tới phố cổ

Địa điểm nổi tiếng mà tất cả du khách đến Hội An đều phải đến thăm Chùa Cầu hay còn được gọi theo tên khác - Cầu Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên Chùa Cầu được chọn làm biểu tượng Hội An và được in lên tờ 20.000 đ.

Đây là cây cầu duy nhất tại Việt Nam thiết kế theo kiến trúc chùa Nhật Bản cổ, và cũng là một trong số ít các công trình kiến trúc 400 năm tuổi còn giữ nguyên vẹn đến nay. Không chỉ để trưng bày như nhiều di tích khác, chùa cầu Hội An vẫn giữ được công năng sử dụng, giúp người dân đi lại giữa 2 bờ sông Hoài.

>> Các ngôi chùa ở Hội An

  • Địa chỉ : Một bên cầu là đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai , đầu bên kia cầu là cuối đường Trần Phú
  • Vé tham quan : Miễn phí
  • Thời gian : Hàng ngày
  • Chùa Cầu là một trong những di tích quan trọng hợp thành di sản văn hóa thế giới - đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận vào năm 1999


Đường đến chùa cầu dễ đi nhất:
Nằm tại trung tâm phố cổ Hội An, nên đường đến chùa cầu rất dễ, tuy nhiên để thuận tiện bạn có thể di chuyển theo 2 hướng sau:
- Từ Ngã tư : Phan Chu Trinh, Nguyễn Thị Minh Khai , gửi xe và đi bộ dọc theo đường Nguyễn Thị Mình Khai khoảng 300m, bạn sẽ thấy Chùa Cầu trước mặt.
- Ngã 3 Phan Chu Trinh, Trần Phú đi 60m sẽ đến hồ Bạch Đằng, bạn gửi xe tại đó và sẽ thấy chùa cầu ngay phía trước.
Trên đây là 2 cách bạn di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến gần chùa cầu nhất.

mặt trước chùa cầu

Chùa cầu được xây dựng nhằm mục đích gì?
Chùa cầu hội an được các thương nhân người Nhật xây dựng nhằm mục đích thuận tiện giao thương nhưng cũng mang ý nghĩa bảo hộ dân làng, trấn yếm thiên tai… Bởi theo các thương nhân người Nhật xưa, vị trí chùa cầu là lưng quái vật Mamazu, nguyên nhân gây ra các trận động đất. Vì thế chùa cầu bắc qua với 2 con khi và 2 con chó bên trên, coi như thanh kiếm cắm xuống huyệt lưng, sẽ “yểm” con thuỷ quái, làm nó không cựa quậy, vùng vẫy, quẫy đuôi khi nước lớn, mong trừ tai họa.

Chùa cầu Hội An thờ ai ?
Giữa cây cầu có một điện thờ nhỏ thờ tượng gỗ Bắc Đế Trấn Vũ - vị thần được cho là có khả năng bảo hộ vùng đất, ban phát niềm vui, sự an lành cũng như những điều tốt đẹp đến cho con người.
Đây là vị thần được người Hoa thêm vào sau khi tiếp quản việc chăm sóc chùa cầu từ người Nhật.

chụp hình đẹp với chùa cầu hội an

Review tham quan chùa cầu hội an

Trước khi tham quan phố cổ hội an nói chung và chùa cầu nói riêng bạn cần chuẩn bị :
- Máy chụp hình, điện thoại nhớ phải sạc đầy pin hoặc có sạc dự phòng, bởi bạn sẽ phải bấm máy liên tục đấy. Vì bất cứ góc nào ở Hội An cũng đẹp siêu lòng.
- Trang phục, lựa chọn trang phụ thanh lịch phù hợp với kiến trúc hoài cổ của hội an. Ngoài ra cũng nên mang theo mũ nón. Nếu bạn muốn có những bộ cổ phục đẹp, có thể thuê tại một số cửa hàng trên đường trần phú, cách chùa cầu chỉ vài trăm m.
- 1 tờ tiên 20k để check in với chùa cầu nhé!

  • Thời gian nên đến chùa cầu :

Nếu muốn có những hình chụp thật đẹp bạn nên chọn thời gian thấp điểm đó là các khoảng thời gian : Trước 9h sáng, 12h-13h, nếu có 1 ngày trọn vẹn ở Hội An bạn hãy quay lại chùa cầu một lần nữa sau 20h30 để có những tấm hình khi chùa cầu lên đèn lung linh nhé.

>> Tham quan kiến trúc cổ Đình Ông Voi Hội an

Chùa cầu bắc qua một con rạch nhỏ nối hồ Bạch Đằng với sông Hoài. Khác với hình ảnh chùa cầu sau trùng tu có màu sắc sặc sỡ, sau gần 1 năm kiến trúc này đã dần lầy lại nét hoài cổ vốn có.
Chùa cầu, nhìn bên ngoài là một cây cầu cổ cổ một bên cầu là mặt thoáng, có lan can gỗ, mặt còn lại và 2 đầu cầu xây gạch sơn hồng. Chùa cầu lợp mái ngói, có các họa tiết trên mái rất cổ kính.
Kết cấu bên trong như mặt cầu, kèo cột đều bằng gỗ chắc chắn, bên phải chùa là điện thờ nhỏ , 2 bên đầu cầu có tượng chó và khỉ. Nếu đi vòng ra đầu cầu Nguyễn Thị Minh Khai bạn còn có thể thấy Miếu Bà Ngũ Hành Hoài Phô.

miếu bà ngũ hành

Cây cầu rất độc đáo, nên bất cứ góc nào bạn cũng có hình ảnh đẹp về chùa cầu.
Hãy bắt đầu từ đầu đường Trần Phú trước nhé.

- Đầu đường trần phú bên trái chùa cầu là góc view trọn vẹn cây cầu nhất, bạn có thể đứng tại đây chụp hình và check in với tờ 20.000 đ.

tờ tiền 20k và chùa cầu

- Đừng trên cầu chụp hình, chỉ có 1 bên bạn có thể đứng bên lan can cầu chụp hình, bởi bên kia là đền thờ. Bạn nên canh ở giữa cầu để có tấm hình đẹp nhất nhé.

Chụp hình với chùa cầu

- Sáng bên kia đường Nguyễn thị minh khai để chụp đầu cầu, bởi đoạn đường Trần phú thấp hơn đầu cầu, nên ánh sáng tối, khó chụp hết mái cầu, còn bên này thì ngược lại. Canh khi vắng khách đi qua cầu, chắc chắn bạn sẽ có tấm hình rất đẹp với chùa cầu từ đầu Nguyễn Thị Minh khai, góc chụp mà nhiều người bỏ qua.

Bên hông chùa cầu

- Chụp từ chiếc cầu gỗ song song chùa cầu, góc view này hơi xa nhưng bù lại nhìn được chùa cầu trực diện nhất. Nếu bạn chụp hình chùa cầu khi lên đèn ở đây vào buổi tối thì sẽ có một tấm hình cực wow đó.

chùa cầu lung linh về đêm

- Đi thuyền thả hoa đăng chụp hình chùa cầu, đây là góc chụp rất thú vị, bạn sẽ lấy được hình ảnh cả dòng sông hoải, những chiếc thuyền với đèn lồng lung linh và phía sau là hình ảnh chùa cầu rực rỡ.

Kiến trúc chùa cầu hội an

Chùa Cầu Hội An (hay còn gọi là Lai Viễn Kiều) là một công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất tại phố cổ Hội An, còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản nhưng thực chất cây cầu mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa Việt – Nhật – Trung.

  • 1. Mặt cầu:

Mặt cầu được lát bằng gỗ lim – loại gỗ quý, có độ bền cao, chịu lực tốt, chống mối mọt hiệu quả. Các tấm gỗ được ghép kín, chắc chắn, tạo lối đi vững chãi cho người qua lại. Hai bên thành cầu có lan can gỗ, tay vịn thấp, vừa tạo điểm tựa, vừa mang tính thẩm mỹ.

  • 2. Kết cấu cây cầu:

Cầu có kết cấu chồng rường giả thủ - hệ thống vì kèo gỗ chồng lên nhau, được đỡ bởi các trụ đá ở chân cầu. Cầu có tổng cộng 7 gian, chia theo chiều dọc, cân đối và đối xứng.

kết cấu chùa cầu

Khung gỗ chịu lực chính gồm:
Các xà ngang, kèo gỗ, kết nối với nhau bằng mộng gỗ, không dùng đinh sắt.
Các mộng gỗ được tính toán tỉ mỉ để đảm bảo sự ổn định của toàn bộ cây cầu suốt hàng trăm năm.

  • 3. Mái cầu:

Mái cầu được lợp bằng ngói âm dương, uốn cong hình mái đình chùa truyền thống Việt Nam, tạo nên dáng cong mềm mại đầy duyên dáng. Mái chia thành hai tầng, có các hoa văn hình rồng, mây trang trí ở hai đầu. Đây là kiểu mái ảnh hưởng từ kiến trúc Trung Hoa, nhưng đã được Việt hóa một cách tinh tế.

  • 4. Điện thờ giữa cầu:

Chính giữa cầu là một gian miếu nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xua đuổi tà khí, mang lại bình an cho người dân. Miếu thờ được làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, bài trí đơn giản nhưng trang nghiêm. Bàn thờ được đặt trên nền cao hơn mặt cầu, hai bên có cửa sổ tròn hình mặt trời và mặt trăng – biểu tượng của âm dương, hài hòa vũ trụ.

tượng chó và khỉ trong chùa

  • 5. Chân cầu:

Chân cầu gồm 7 trụ đá đỡ cầu đặt vững chãi trên nền sông. Mỗi trụ đá được xây bằng đá chẻ, đá ong chắc chắn, có khả năng chịu lực cao và chống thấm. Khoảng cách giữa các trụ được tính toán đều đặn để phân bố trọng lực của toàn bộ cây cầu.

>> Resort ký ức hội an, điểm nghỉ dưỡng 5 sao

Lịch sử chùa cầu

Di tích lịch sử này đã tồn tại trong suốt 400 năm qua và có những dấu mốc lịch sử đáng nhớ

    1. Thế kỷ 17 – Khởi đầu xây dựng:

Khoảng năm 1593, Chùa Cầu được thương nhân Nhật Bản đang sinh sống tại Hội An xây dựng, với mục đích kết nối hai khu dân cư người Hoa và người Nhật hai bên bờ con lạch nhỏ
Ban đầu cầu có tên là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là “Cầu của khách từ phương xa đến”) – thể hiện tinh thần giao lưu hữu nghị quốc tế.

    2. Thế kỷ 18 – Đổi tên và gắn với tín ngưỡng bản địa:


Cầu được tu bổ và thêm vào phần miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Võ, một vị thần có vai trò trấn giữ, trừ tà và bảo vệ người dân. Từ đó, công trình được gọi dân dã là Chùa Cầu, dù thực chất không phải là một ngôi chùa Phật giáo thông thường, mà là sự hòa quyện giữa tín ngưỡng dân gian và kiến trúc giao lưu văn hóa.

    3. Năm 1719 – Chúa Nguyễn Phúc Chu ghé thăm:

Khi đi tuần du xứ Thuận Quảng, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã ghé thăm Hội An và đặt tên cầu là “Lai Viễn Kiều”, khắc vào bia đá đặt tại đầu cầu.
Sự kiện này giúp nâng tầm giá trị của Chùa Cầu từ một cây thông thường trở thành một di tích có ý nghĩa lịch sử – văn hóa quan trọng trong khu vực.

    4. Các thế kỷ 19–20 – Trùng tu nhiều lần:

Chùa Cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu, đặc biệt vào các năm: 1817, 1865, 1917, 1986, nhằm khắc phục hư hại do thời gian và thiên tai.
Các lần trùng tu đều giữ nguyên phong cách kiến trúc gốc, sử dụng chất liệu truyền thống như gỗ lim, đá ong, và ngói âm dương.

    5. Năm 1990 – Được công nhận Di tích cấp Quốc gia:

Chùa Cầu được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia, ghi nhận giá trị kiến trúc, lịch sử và biểu tượng văn hóa của công trình.

    6. Năm 1999 – Hội An trở thành Di sản Thế giới:

Khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, Chùa Cầu chính là một trong những biểu tượng nổi bật nhất đại diện cho giá trị kiến trúc và giao thoa văn hóa Đông – Tây tại Hội An.

    7. Năm 2023 – 2025: Trùng tu quy mô lớn:

Do dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, Chùa Cầu đang được trùng tu toàn diện với kỹ thuật và vật liệu truyền thống, đảm bảo bảo tồn đúng nguyên gốc.
Việc trùng tu hoàn thành vào tháng 7/ 2024.

chụp hình chùa cầu từ bên đường minh khai

Hình ảnh chùa cầu hội an

Chùa cầu luôn là tâm điểm chụp hình của du khách như là các ghi lại dấu ấn đặc biệt quan trọng khi đặt chân đến Hội An. Có rất nhiều hình đẹp về chùa cầu được du khách khắp nơi trên thế giới ghi lại, sau đây là một trong số đó.

Chùa cầu trước đợt đạt trùng tu 2023-2025
Chùa cầu trước đợt đạt trùng tu 2023-2025

Chùa cầu sau trùng tu nhìn từ trên cao
Chùa cầu sau trùng tu nhìn từ trên cao

sau trùng tu

Chùa cầu năm trước năm 1990
Chùa cầu năm trước năm 1990

Bên trong chùa cầu sau trùng tu, đã chăc chắn hơn
Bên trong chùa cầu sau trùng tu, đã chăc chắn hơn

Chùa cầu về đêm
Chùa cầu về đêm

chùa cầu mới mẻ hơn sau trùng tu


>> Đón xem show tiên sa đà nẵng 

Chùa Cầu không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nhân chứng sống cho dòng chảy lịch sử – văn hóa đa dạng của Hội An, từ thời giao thương quốc tế cho đến thời kỳ bảo tồn di sản hiện đại.

Đăng bởi :Ký Ức Hội An
Địa chỉ : Cồn hến - 200 Nguyễn Tri Phương (rẽ trái) - Cẩm Nam - Hội An
Hotline : 0983 257730