Hội an có vô số kiến trúc cổ, nhưng nếu muốn tìm hiểu văn hóa người gốc Hoa bạn nhất định nên đến Hội quán Quảng Đông. Nằm ngay trên con đường trung tâm phố cổ, hội quán quảng đông khi xưa có vị trí thuận tiện để các thương nhân gốc Hoa tại hội an hội họp đồng hương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc.
Hội quán cũng là nơi thực hiện tín ngưỡng của những người Quảng Đông đến hội an buôn bán từ vài trăm năm trước.
Vào những năm 1700-1800 thế kỷ trước, hội an đã đón nhận rất nhiều thương nhân từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới hội tụ để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Các thương nhân người Hoa chiếm số lượng khá lớn, họ đến từ các vùng miền Trung Quốc khác nhau như Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Mỗi nhóm lại có các điểm tụ họp đồng hương riêng, được gọi là Hội Quán. Các hội quán này cũng là nơi thực hiện tín gưỡng và thường là thờ các vị thần, phật được thiết kế giống các ngôi chùa nên đôi khi còn gọi là Chùa thay cho Hội Quán.
Vì thế Hội Quán Quảng Đông cũng được gọi là Chùa Quảng Triệu hay chùa Ông, vì bên trong thờ Quan Công, một vị tướng của Trung Quốc.
Tuy đã được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhưng công trình gần như không phải trùng tu nhiều và vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu.
Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử to lớn mà hội quán quảng đông còn là công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện rõ nét dấn ấn người gốc Hoa tại Hội An khi xưa. Công trình xây dựng theo hình chữ Quốc với 4 khối chính là cổng tam quan, điện thờ chính, và 2 khối nhà ngang 2 bên.
Các kiến trúc trong hội quán Quảng Châu bao gồm :
Có một cửa chính lớn ở giữa và hai cửa phụ nhỏ hai bên, biểu trưng cho sự chào đón và hài hòa trong phong thủy. Cổng tam quan của hội quán Quảng Đông có màu xanh lam và đỏ thẫm là chủ đạo, tượng trưng cho sự cân bằng âm dương. Các họa tiết rồng và mây trang trí cầu kỳ sống động mang lại sự uy nghi, trang trọng và cũng có ý nghĩa bảo vệ hội quán khỏi những điều không may.
>> Hội quán phúc kiến hội an
Không gian rộng rãi, được lát đá, tô thêm sự cổ kính cho không gian chung của hội quán quảng đông. Đây là nơi tổ chức các hoạt động cồng đồng hoặc lễ hội, giữa sân có đài phun nước nhỏ được trang trí bằng tượng hình rồng và cá chép trông rất sống động.
Trong sân còn có các chậu cây cảnh, bon sai giúp không gian thêm sức sống và xanh mát. 2 bên có những họa tiết trang trí bằng phong cảnh và minh họa về các nhân vật được tôn thờ của người Hoa.
Tiếp sau sân là nơi tiếp khách được thiết kế với các cột gỗ lớn chạm khắc tỉ mỉ. Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, mang phong cách đặc trưng của người Hoa. Bên trong có các bộ bàn ghế gỗ và một số tranh, đồ trang trí cổ xưa.
Đây là nơi quan trọng nhất của hội quán nói chung và hội quán quảng đông nói riêng, được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống với ba gian thờ chính.
Trong đó chính điện thờ Quan Công, một vị tướng được người Hoa tôn sùng và coi như là biểu tượng của sự trung thành, chính trực.
2 bên thờ Đức khổng tử và thiên hậu thánh mẫu là các vị thần, thánh nhân của người Hoa.
Điện thờ chính được trang trí tỉ mỉ có hoành phi câu đối mạ vàng, các tượng thờ, và hương án được chạm khắc công phu với hình ảnh rồng, phượng.
Đây cũng là nơi người dân có thể đến lễ bái, đốt hương vòng, loại hương có thể cháy đến hàng chục ngày, mang lại may mắn.
Phía sau điện thờ chính, được thiết kế khép kín và mang phong cách truyền thống Trung Hoa. Hậu viện được xây dựng với không gian mở, bao gồm sân nhỏ, vườn cây và các công trình phụ trợ như kho chứa đồ lễ hoặc phòng chuẩn bị cho các nghi lễ.
Hội Quán Quảng Đông một công trình kiến trúc đẹp, có ý nghĩa lịch sử và là mình chứng rõ nét cho thời kỳ giao thương hội nhập xưa kia của Hội An. Nơi đây cũng là minh chứng cho sự đoàn kết của cộng đồng người Hoa tại Hội An qua các thời kỳ. Du khách đến đây không chỉ được biết thêm về lịch sử hội an, mà còn bước vào không gian mang lại cảm giác bình yên, hoài cổ đậm chất faifo.
Dưới đây là các điểm tham quan tiêu biểu , đại diện cho sự đa dạng trong kiến trúc và phản ánh văn hóa, lịch sử, đời sống của Hội An xưa.
Bạn có thể đi bộ, sử dụng xe đạp hoặc gọi xe điện hội an để di chuyển giữa các điểm.
- Số điện thoại xe điện hội an : 0905921234
- Vé thăm quan phố cổ : 80k , tham quan được 3 điểm nhà cổ.
Biểu tượng hội an mà bạn không nên bỏ qua, ngay cả với du khách đã đến nhiều lần. Cây cầu mái che độc đáo, kiến trúc Nhật Bản có tượng hình thú chó, khỉ, và biểu tượng cho năm khởi công và năm khánh thành cây cầu.
Đến đây bạn đừng quên checkin với tờ 2000 VNĐ có biểu tượng chùa cầu trên đó nhé! Toàn bộ cây cầu chỉ khoảng 20m, nên chỉ cần 20p-30p là bạn có thể quan sát, chụp hình rất kỹ với cầu Nhật Bản cả bên trong và bên ngoài.
Công trình cổ đã được giới thiệu rất kỹ ở trên, thời gian nên đến đây là 10h-11h. Bạn có thể di chuyển từ chùa cầu theo đường trần phú khoảng 500m là đến Hội quán Quảng Đông.
Đây là ngôi nhà có diện tích lớn nhất, được xây dựng lâu năm nhất, vẫn có gia chủ sinh sống và vô cùng nổi tiếng ở Hội An. Kiến trúc "tam gian nhị chái" với sự kết hợp gỗ quý, đá cẩm thạch và gốm sứ giúp bạn mường tượng rõ ràng hơn về nếp sống các thương nhân xưa.
>> Tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An
Cách phố cổ khoảng 3km, đây là nơi tái hiện nghề làm gốm truyền thống, giúp bạn hiểu thêm về các sản phẩm gốm được dùng trong kiến trúc Hội An. Đến đây bạn cũng sẽ được tự tay trải nghiệm các công đoạn làm gốm. Với quỹ thời gian 1 ngày, đây sẽ là điểm đến tốt nhất để bạn khám phá một trong các làng nghề truyền thống của hội an.
- Giá vé tham quan : 50k
Bạn có thể đến đây từ 17h30-19h30, ngoài các món ăn ẩm thực đường phố, bạn còn được ngắm những chiếc đèn lồng được thắp sáng lung linh. Đây là khoảng thời gian để chụp ảnh và quan sát Hội An từ một góc độ khác, thơ mộng hơn.
Hãy kết thúc một ngày khám phá hội an với show ký ức hội an. Chương trình không chỉ tóm lược lịch sử phát triển của Hội An mà còn kết hợp nghệ thuật vũ đạo đẹp mắt, trình diễn, âm nhạc, và công nghệ ánh sáng hiện đại, mang đến trải nghiệm đáng nhớ.
>> Cổng chùa bà mụ hội an
Với các điểm đến được gợi ý trên, chỉ trong 1 ngày bạn sẽ khái quát được sự đa dạng trong kiến trúc, văn hóa của Hội An xưa và nay.