Hội quán phúc kiến có bề ngoài rực rỡ thoạt nhìn qua thật khó tin khi công trình này đã hơn 300 năm tuổi, bởi được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hội quán phúc kiến nổi bật, nằm trên đường Trần Phú, trung tâm phố cổ hội an.
Công trình được người Hoa xây dựng từ năm 1690, dùng để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu nên còn được gọi là chùa Phúc Kiến Hội An.
Hội quán nằm ngay trung tâm phố cổ, trong bán kính 500m là các điểm tham quan nổi tiếng khác như chùa cầu, cổng chùa bà mụ, nhà cổ tấn ký, đức an. Bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển đến hội quán phúc kiến từ bến thuyền bạch đằng hay sau khi thường thức cà phê và ngắm phố cổ từ trên cao tại quán cà phê nổi tiếng faifo hội an.
Để thăm quan và chụp hình bên ngoài cổng, bạn không cần mua vé, tuy nhiên nếu muốn tìm hiểu kiến trúc, lịch sử của công trình nổi tiếng này bạn cần mua vé vào tham quan bên trong.
Với chiếc vé này ngoài hội quán phúc kiến, bạn cũng sẽ được lựa chọn thêm 2 điểm thăm quan khác và tham gia các hoạt động nghệ thuật trong khu vực phố cổ.
Hướng dẫn đường tới hội quán phúc kiến
Công tam quan hội quán rộng lớn, rực rỡ, nổi bật với các nét trạm trổ tinh xảo theo phong cách Trung Hoa. Phía trên cổng còn được lợp ngói âm dương với mái cong vút. Phía trên được điểm tô bằng những con rồng uốn lượn, biểu tượng cho sự uy quyền và trang trọng.
Bước qua cổng là khoảng sân khá rộng, bày trí nhiều chậu cây cảnh cùng hòn non bộ, nổi bật với hình tượng cá chép hóa rồng. Tại khu tiền đình còn có một bộ bàn đá dùng để làm nơi hội họp, bàn bạc làm ăn của các thương dân Phúc Kiến. Bạn còn thể thắp những vòng hương lớn để cầu chúc sức khỏe và tài lộc cho gia đình và người thân, sau khi vòng hương cháy hết, người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy điều ước mà bạn đã ghi, như vậy lời ước mới trở nên linh thiêng.
Khu vực Chính Điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – bà được mệnh danh là vị thần biển cả, giúp đỡ những người đi biển luôn được bình an trở về. được bao quanh bởi các bức tượng các vị thần và vị thánh Trung Quốc khác. Hội quán Phúc Kiến là một nơi tôn kính đối với cộng đồng người Hoa ở Hội An.
Di chuyển vào phía trong, du khách sẽ đến khu vực Hậu Tẩm. Đây là nơi thờ 6 vị Lục Tánh Vương Gia, 12 bà mụ và 3 bà chúa sinh thai.
>> Show ký ức hội an ở đâu
>> Cách phố cổ 5 km là các bãi biển hội an đẹp, yên bình
Đến hội quán phúc kiến, du khách có thể thắp vòng hương lớn để mong cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn cho gia đình, người thân.Các vòng hương này có thể cháy đến 30 ngày, sau khi hương cháy hết thì người trong hội quán sẽ đốt những mảnh giấy ghi điều ước của bạn. Nhờ vậy mà lời cầu nguyện mới trở nên linh thiêng.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.
Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Vòng hương rất lớn sẽ đốt trong cả tháng tại hội quán phúc kiến
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Hội quán phúc kiến không chỉ là một trong các công trình cổ xưa quan trong của Hội An mà còn là nơi du khách có thể đến lễ bái, cầu may mắn, phước tài. Nếu đến phố cổ hội an, bạn đừng bỏ qua điểm tham quan hội quán phúc kiến số 46 trần phú.