Không nằm trong phố đi bộ, quy mô không lớn như một số hội quán trung hoa khác ở hội an, nhưng hội quán Triều Châu lại có những giá trí độc đáo, khác biệt về tín ngưỡng, kiến trúc và các họa tiết trang trí rất đẹp. Công trình được xây dựng năm 1845 bởi những người Hoa gốc Triều Châu di cư đến Hội An.
Ngoài nơi hội họp đồng hương thì hội quán còn thờ các vị thần cai trị sông biển vì vậy hội quán còn được gọi là chùa Ông Bổn.
Mới đầu hội quán được xây dựng đơn giản, bằng gỗ sau nhiều lần chỉnh trang đã kiên cố và được trang trí các họa tiết hoa văn đẹp hơn.
>> Tham quan hội quán Quảng Đông Hội An
>> Hội quán Phúc Kiến
Điểm tham quan hội quán triều châu chỉ cách phố đi bộ 300m, bạn có thể đi từ đường Trần phú qua ngã tư Hoàng Diệu là sẽ thấy hội quán bên trái.
Hội quán có kiến trúc đặc trưng của người Hoa, với mái ngói cong vút, cột gỗ chạm khắc tinh xảo và những bức tường được trang trí hoa văn cầu kỳ. Màu đỏ chủ đạo mang đến không khí ấm cúng và trang nghiêm cho không gian hội quán.
Vào các dịp lễ tết, hay thực hiện nghi lễ cúng bái, hội quán triều châu đặc biệt được trang trị rực rỡ hơn ngày thường, tạo ra không gian vui tươi, hào hứng cho các du khách ghé thăm.
Hội quán triều châu không quá rộng, nhưng cũng bao gồm đầy đủ các khu vực :
Cổng hội quán triều châu được xây sau này, bằng gạch đỏ, thiết kế ba lối vào tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân hòa hợp. Trên cổng có các phù điêu , hoa văn thiết kế cầu kỳ, rực rỡ. Bạn có thể nán lại đây chụp hình, checkin với cổng tam quan trước khi tiếp tục vào bên trong.
Đây là khoảng không gian thoáng, được gạch đỏ cổ, được trang trí bằng các loại cây cảnh. Hai bên sân là dãy cột gỗ sơn đỏ, trên đó treo lồng đèn và câu đối chữ Hán.
Sân trước là nơi diễn ra các hoạt động, nghi lễ cộng đồng của người gốc Hoa đến từ Triều Châu.
Thiết kế theo lối "tam gian nhị chái", với hệ thống cột gỗ chạm khắc rồng phượng, sơn son thếp vàng.
Trong điện thờ hội quán Triều Châu là tượng thờ Mã Viện Thần (thần biển), được tôn kính như vị thần bảo hộ người đi biển. Phía trên được chạm trổ hoa văn tinh xảo, khảm gốm sứ màu xanh lam.
Đây là nơi linh thiêng, bạn nên giữ thái độ thành kính, không nói to hoặc quay lưng vào bàn thờ. Nếu muốn thắp nhang, hãy hỏi ý kiến người quản lý để thực hiện đúng nghi thức.
Nơi tiếp đón thương nhân hoặc khách quý của hội quán triều châu. Ngày nay, khách du lịch có thể nghỉ chân tại đây trong lúc tham quan hội quán.
Đây là khu vực có nhiều bàn ghế gỗ cổ, các tranh vẽ mô tả cảnh giao thương trên biển và di vật của người Hoa gốc Triều Châu. Trần nhà được làm bằng gỗ, khắc họa các hoa văn như mây, sóng biển và những câu chuyện dân gian.
Tại đây bạn cũng có thể được người hướng dẫn kể lại cuộc sống, những câu chuyện thú vị về việc vượt biển buôn bán, giao thương khi xưa của người Triều Châu.
>> Nhà cổ Tấn Ký Hội An
Hội quán Triều Châu không chỉ là một công trình kiến trúc cổ đẹp mà còn là một bảo tàng sống động, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Hoa. Khi đến thăm Hội An, bạn hãy ghé thăm nơi đây để cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc cổ và tìm hiểu về cuộc sống của cộng đồng người Hoa tại đây.