Trước khi xuất hiện thương cảng faifo sầm xuất tại Hội An, thì nơi đây đã có 15 thế kỷ văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Các dấu tích Chăm pa còn lại đến ngày nay có thể kể đến : Những giếng cổ vẫn được sử dụng, các tòa tháp Chăm … Nhưng nơi tập trung dấu ấn Chăm pa nhiều nhất chính là Thánh địa mỹ sơn.
Nơi đây được xây dựng và phát triển trong suốt 9 thế kỷ để thờ cúng thần Linga và Shiva. Vì vậy, thánh địa mỹ sơn có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm pa.
Thánh địa mỹ sơn ở đâu.
Giá vé thánh địa mỹ sơn
Nằm ẩn mình trong một thung lũng bao quanh bởi đồi núi trùng điệp, Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc cổ gồm nhiều đền tháp độc đáo của người Chăm pa. Nơi đây tách biệt khu dân cư, không có các hoạt động xô bồ, vì vậy du khách có thể hoàn toàn hòa mình vào thế giới cổ xưa, quay ngược thời gian về với Chăm pa rực rỡ hàng trăm năm trước.
Có thể nói thánh địa mỹ sơn giống như một bảo tàng tự nhiên về văn hóa Chăm pa, mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị cùng các shot hình có 1-0-2.
Thánh địa mỹ sơn nổi tiếng với hơn 70 công trình cổ xưa Chăm Pa
Trải qua biến động, thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, khí hậu và con người, ngày nay, tháp Chăm còn lại không nhiều. Tuy nhiên,thánh địa mỹ sơn vẫn là di sản kiến trúc vô giá không chỉ của quốc gia mà còn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hóa Champa cổ rực rỡ. Ngoài giá trị lịch sử, các đền tháp Chăm cũng được coi như là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với hình khối kiến trúc đặc biệt, kỹ thuật xây dựng độc đáo, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Phần lớn các công trình được xây bằng gạch kết hợp với một số thành phần đá sa thạch. Ở phía ngoài của bức tường mạch vữa kết nối giữa các viên gạch rất mỏng tạo cảm giác như không có lớp vật liệu ghép nối. Sau khi vương quốc Chăm sụp đổ, kỹ thuật xây dựng, chất kết dính dùng để liên kết các viên gạch được những người Chăm sử dụng trong quá khứ đã thất truyền.
Thánh địa Mỹ Sơn có 70 công trình đền tháp kết tinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của nền văn minh Chămpa, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanmar), Angkor Wat (Campuchia), là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chiều dài 9 thế kỷ.
Nếu như trước đây thánh địa Mỹ Sơn thu hút phần lớn du khách quốc tế thì những năm trở lại đây đã có rất nhiều du khách trong nước quan tâm. Không chỉ đến để khám phá, tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa. Mà vẻ đẹp uy nghiêm và kỳ bí của thánh địa Mỹ Sơn còn giúp du khách có những tấm hình độc đáo trong chuyến du lịch đất Quảng.
Chụp hình với các công trình cổ tại Mỹ Sơn
Nhiều góc chụp hình độc đáo
Màn biểu diễn múa Champa tái hiện giá trị tinh hoa, văn hóa Chăm tại Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Thời gian biểu diễn
- Suất 1: 09h15.
- Suất 2: 10h45.
- Suất 3: 14h00.
- Suất 4: 15h30.
Thời gian biểu diễn dưới chân tháp
- Buổi sáng: 10h00.
- Buổi chiều: 14h45.
Múa chăm là hoạt động văn hóa phi vật thể được tái hiện sinh động bởi những người nghệ sĩ thực thụ qua những điệu múa uyển chuyển hòa với âm điệu của tiếng trống Ginăng, Baranưng, tiếng kèn Saranai…
Màn diễn đưa du khách xuôi về dòng thời gian, không gian để tìm hiểu sự giao thoa, kết hợp hòa hợp giữa quá khứ và hiện tại. Biểu diễn múa Champa tại Mỹ Sơn là một đặc sản văn hóa không thể bõ qua khi đến tham quan Mỹ Sơn.
Biểu diễn nghệ thuật tại thánh địa Mỹ Sơn
Để tìm hiểu về văn hóa Chăm ngoài các đền, tháp tại Mỹ Sơn, Trà Kiệu,… du khách còn có thể đến Hội An. Bởi ở đây còn lưu lại những chiếc giếng cổ từ Chăm và vẫn được sử dụng tới ngày nay.
Hầu hết các giếng cổ hiện tồn trên địa bàn thành phố Hội An phân bố tập trung ở khu vực dọc bờ Bắc sông Đế Võng, thôn 5, 6 xã Cẩm Thanh, khối 4 phường Thanh Hà và đặc biệt là khu phố cổ.
Trong hơn 80 giếng cổ sưu tầm được có thể chia thành 3 kiểu dáng cơ bản gồm kiểu hình tròn, hình vuông và hình trên tròn dưới vuông. Ngoài ra còn có một số kiểu khác không phổ biến như kiểu trên vuông dưới tròn, trên tròn dưới lục giác và trên bát giác dưới tròn.
Trong số đó nổi tiếng hơn cả là giếng cổ Bà Lễ tại Đường Trần Hưng Đạo.
Tương truyền đây là giếng được xây dựng vào thời kỳ Champa, đã qua nhiều lần tu sửa. Trong đó, vào đầu thế kỷ XX, bà Bá Lễ ở gần giếng đã bỏ ra 100 đồng Đông Dương để đại tu và vì thế sau đó người dân gọi là giếng Bá Lễ.
Giếng cổ Bà Lẽ đã được sử dụng từ thời kỳ Chăm
Giếng có hình khối vuông, mặt tường phía Tây gắn liền với tường nhà một người dân. Khu vực phân bố của giếng rộng 20m2, giếng sâu 4m, dưới có khung móng gỗ lim, thành giếng xây bằng gạch Chăm, phần nổi lên cao 0,8m, tô xi măng. Giếng cho mạch nước ngọt, dồi dào, trong suốt và góp phần tạo nên tính đặc trưng của nhiều đặc sản ẩm thực của Phố cổ, đặc biệt là Cao lầu.
Bên cách các giếng cổ, du khách cũng có thể đến đảo Ký Ức Hội An để thưởng thức show diễn đẹp nhất thế giới. Trong đó có phân cảnh về Đám Cưới đậm nét văn hóa Champa được lấy cảm hứng từ câu chuyện Huyền Trân Công Chúa và vua Chăm.
Màn diễn đám cưới khắc họa một phần văn hóa Chăm tại Hội An
Thánh địa mỹ sơn được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999, chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mới lạ và phần nào giải đáp các bí ẩn về văn hóa Chăm cho du khách đến với Quảng Nam.